Đang tải...

Hotline Liên hệ 24/7
0399616686

0

Sự vận hành của 64 quẻ Kinh Dịch trong vũ trụ

"Chu dịch" có 64 quẻ, mỗi quẻ đều có tên riêng. Đó là : Càn, khôn, truân, mông, nhu, tụng, sư, tỉ, tiểu súc, lý, thái, bỉ , đồng nhân, đại hữu, khiêm, dự, tùy, cổ, lâm, quan, phệ hạp, bí , bác , phục, vô vọng, đại súc, di, đại quá, khảm , ly, hàm, hằng, độn, đại tráng, tấn, minh di, gia nhân, khuê, kiển, giải, tổn, ích, phu, cấu, tụy, thăng, khốn, tỉnh, cách, đỉnh, chấn, cấn, tiệm, quy muội, phong, lữ, tốn, đoài, hoán, tiết, trung phù, tiểu quá, ký tế, vị tế.

Sự sắp xếp của 64 quẻ Chu dịch khởi đầu ở hai quẻ : Càn-Khôn, tức từ cần là trời, khôn là đất, có trời đất sau đó mới có vạn vật. Đó là tư tưởng chỉ đạo cho sự sắp xếp tiếp theo.

Sách "Từ quái truyện" khi giải thích 64 quẻ, đã chia 64 quẻ thành "Thượng kinh" và "Hạ kinh".

  • "Thượng kinh" bất đầu từ đạo trời.
  • "Hạ kinh" bắt đầu từ quan hệ giữa con người với nhau.

Thượng Kinh

"Thượng kinh" nói : tượng quẻ càn tượng trưng cho trời, tượng quẻ  khôn tượng trưng cho đất. Giữa trời đất là vạn vật, cho nên tiếp theo là quế "Truân”.
“Truân là đẩy đủ, là vạn vật bắt đầu. Vạn vật khi mới bắt đảu. Khi mới bắt đầu, tất nhiên vạn vật còn chìm đắm, cho nên tiếp theo là quẻ  "Mông".

Mông là còn trong bóng tối, trong manh nha. Vạn vật manh nha thì không thể không nuôi dưỡng, cho nên tiếp theo là quẻ  "Nhu".

Nhu có nghĩa là phải được ăn uống. Ăn uống tất sẽ kết thành bầy, nên tiếp theo là quẻ "Tụng".

Tụng là tranh dành, tranh giành tất sẽ kết thành bầy, nên tiếp theo là quẻ "Sư".

Sư có nghĩa là theo nhau. Bầy đông tất sẽ dựa vào nhau, nên tiếp theo là quẻ  "Tỉ".

Tỉ nghĩa là thân cận với nhau. Thân ái giúp đỡ nhau tất sẽ có sự xúm tụ lại, nên tiếp theo là quẻ  "Tiểu súc".

Súc có nghĩa là tích tụ lại. Khi vạn vật đã có sự tích tụ thì phải là lễ nghĩa, tiết chế, cho nên tiếp theo là quẻ "Lý”.

Lý có nghĩa là lễ nghĩa, âm nhạc. Có lễ nghĩa rồi sẽ yên bình, nên tiếp theo là quẻ "Thái".

Thái có nghĩa là thông thương. Nhưng vạn vật không thể thông thương từ đầu đến cuối, nên tiếp theo là quẻ "Bỉ".

Bỉ (hay còn gọi là phủ) nghĩa là hỏng, là trắc trở. Vạn vật lại không thể trắc trở từ đầu chí cuối, nên tiếp theo là quẻ "Đồng nhân".

Đồng nhân là có thể chung sống hài hòa với con người, nên vạn vật phải qui thuận, do đó tiếp theo là quẻ "Đại hữu".

Đại hữu: Người có sự nghiệp lớn không được tự mãn, nên tiếp theo là quẻ "Khiêm". Người có sự nghiệp lớn mà còn khiêm tốn thì việc
gì cũng làm được, do đó rất yên vui, nên tiếp theo là quẻ "Dự".

Dự: Người có thể khiến dân yên vui, tất nhiên ai cũng tìm đến, nên tiếp theo là quẻ "Tùy".

Tùy: Niềm vui cũng lung lạc con người làm cho họ "chìm đấm" trong yên vui, tất nhiên phát sinh sự chia rẽ, nên tiếp theo là quẻ "Cổ".

Cổ có nghĩa là hủ bại, phát sinh sự chìa rẽ. Phát sình chia rẽ, sau đó lại mới có thể sáng tạo ra sự nghiệp lớa; nên tiếp theo là quẻ "Lâm".

Lâm có nghĩa là lấy lớn thống trị nhỏ, ý là lớn. Sau khi lớn, có đẩy đủ điều kiện để so sánh, trao đổi với nhau, nên tiếp theo là quẻ "Quan". Đủ điều kiện để trao đổi học tập lẫn nhau nên khiến cho mọi người ngưỡng mộ, nên tiếp theo là quẻ  "Phệ hạp".

Hạp nghĩa là hợp. Những vạn vật không thể tùy tiện kết hợp với nhau, nên tiếp theo là quẻ  "Bí".

Bí (hay Bôn) có nghĩa là văn vẻ, trau chuốt. Nhưng văn vẻ, trau chuốt, quá sẽ mất tính chân thực, gây ra tổn hại cho cái chung, tức sự hanh thông đã đến chỗ tận cùng, do đó tiếp theo là quẻ "Bác".

Bác có nghĩa là tróc rụng từng mảng. Rụng đến tận cùng lại trở thành từ trên quay vẻ xuống tận dưới, nên tiếp theo là quẻ "Phục".

Phục lần nữa trở lại cái thực, tức không phải là điều hư vong nữa, nên tiếp theo là quẻ "Vô vọng".

Vô vọng: Vật chất sau khi đã tích tụ lại có thể nuôi dưỡng, nên tiếp theo là quẻ "Di".

Di có nghĩa là nuôi. Không nuôi dưỡng thì không thể lớn lên, nhưng ngược lại có thể bị nuôi dưỡng quá mức, nên tiếp theo là quẻ "Đại quá". Vạn vật không thể khi nào cũng bị nuôi dưỡng quá, nên tiếp theo là quê "Khảm".

Khảm có nghĩa là trũng vào, rơi vào. Vật bị trũng lõm tất nhiên phải được bù đắp, nên tiếp theo là quẻ "Ly".

Ly nghĩa là đẹp, là phụ đắp vào cho đẹp để vươn lên.

Hạ Kinh

Hạ kinh" nói : Sau khi có trời đất mới có vạn vật, có vạn vật mới chia thành đực, cái, với con người gọi là nam, nữ. Có nam, nữ sau đó mới có vợ chồng.

Tượng quẻ  "Hàm" tượng trưng cho vợ chồng. Có vợ chẳng sau đó mới có cha con. Có cha con xã hội mới có quan hệ cha con, xây dựng thể chế quân thần. Có thể chế quân thần, xã hội mới chia đẳng cấp trên dưới. Có đẳng cấp trên đưới sau đó mới xây dựng và thực thi lễ nghĩa.

Quan hệ vợ chồng không thể không lâu dài, cho nên sau quẻ "Hàm" là quẻ "Hằng".

Hằng nghĩa là lâu. Nhưng vạn vật không thể giữ mãi nguyên trạng mà không biến hóa, cho nên tiếp sau đó là quẻ "độn".

Độn nghĩa là lùi tránh. Nhưng vạn vật không thể lúc nào cũng lùi tránh, nên tiếp theo là quẻ, tấn là tiến lên.

Tấn: Tiến lên có lúc bị thương tổn nên tiếp theo là quẻ "Minh di”. 

Di có nghĩa là sáng tạo. Đi ra bị thương tất phải quay về nhà, nên sau đó là quẻ "Gia nhân". Khi đã đi vào con đường cùng, hành vi tất nhiên sẽ có hiện tượng phản ngược lại, nên tiếp theo là quẻ "Khuê".

Khuê nghĩa là phản nghịch lại. Phản nghịch tất nhiên gặp tai nạn, nên sau đó là quẻ "Kiển". 

Kiển có nghĩa là tai nạn. Vạn vật không thể luôn gặp tai nạn, nên tiếp theo là quẻ "Giải".

Giải là giải trừ, hòa hoãn. Hòa hoãn tất nhiên có tổn thất, nên tiếp theo là quẻ "Tổn". Không ngừng tăng lên tất nhiên sẽ có chỗ xung vỡ, nên tiếp theo là quẻ "Phù".

Phù có nghĩa là xung vỡ. Sau sự xung vỡ tất nhiên sẽ có sự gặp gỡ nên tiếp theo là quẻ "Cấu". Cấu có ý là không hẹn mà gặp. Vạn vật sau khi gặp gỡ, sẽ tụ tập lại, nên tiếp theo là quẻ "Tụy".

Tụy là nhóm lại, tụ lại. Tụ tập lại sẽ dẫn dẫn lên cao, nên tiếp sau là quẻ "Thăng".

Không ngừng lên cao sẽ rơi vào tình trạng tiến thoái khó khăn, nên tiếp theo là quẻ "Khốn". Lên cao gặp khó khăn tất sẽ đi xuống, nên tiếp theo là quẻ "Tỉnh".

Tỉnh là giếng. Nguyên tắc sử dụng giếng là nếu không cho thau luôn sạch, nước sẽ đục, nên cần đổi mới luôn, do đó tiếp theo là quẻ "Cách".

Khiến cho vật đổi mới, không gì bằng đỉnh (vạc), đỉnh dùng để nấu thức ăn, nó có thể thay đổi mùi vị thức ăn, nên tiếp theo là quẻ “Đỉnh". Đỉnh là đồ tế khí, tế lễ tổ tiên là trách nhiệm của con trai trưởng, nên tiếp theo là quẻ "Chấn".

Quẻ "Chấn" tượng trưng con trai trưởng, chấn nghĩa là động. Vạn vật không thể luôn luôn động, phải làm cho nó ngừng nghỉ, nên tiếp theo là quẻ "Cấn". Cấn có nghĩa là dừng. Nhưng vạn vật cũng không thể ngừng mãi, nên tiếp theo là quẻ "Tiệm".

Tiệm là tiệm tiến. Tiến lên tất phải có thu về, nên tiếp theo là quẻ "Qui muội”.

Được sự thu về tốt tất sẽ mạnh lên, nên tiếp theo là quẻ "Phong", phong là lớn mạnh. Lớn mạnh đến cực điểm, tết nhiên sẽ không yên vị ở vị trí cũ, nên tiếp theo là quẻ "Lữ".

Lữ hành không tìm thấy chỗ dung thân, thì phải tìm cách vào đâu đó, nên tiếp theo là quẻ "Tốn”.

Tốn có nghĩa là đi vào. Sau khi tiến vào sẽ vui mừng, nên tiếp theo là quẻ "Đoài”.

Đoài nghĩa là vui mừng. Vui mừng sẽ xua tân buồn bực, nên tiếp theo là quẻ "Hoán".

Hoán nghĩa là ly tán. Vạn vật không thể ly tán mãi, nên tiếp theo là quẻ "Tiết".

Tiết chế sẽ khiến người ta tin tưởng lẫn nhau, nên tiếp theo là quẻ "Tiểu quá”.

Tiểu quá là : quá tức là vượt qua. Có thể vượt qua điều thường tình mới đủ sức làm việc lớn, nên tiếp theo là quẻ "Kí tế". Nhưng vạn vật không thể cùng tận được, nên tiếp theo là quẻ “Vị tế".

Tổng kết

"Kinh dịch" đến đây là kết thúc, tượng trưng cho đạo trời tuần hoàn mãi, việc ở đời cũng vô cùng vô tận. Từ tượng của "Kinh dịch" mà xét, ta thấy ngoài sự chú trọng đến tượng, trời, tượng của vật, còn chú trọng đến tượng người (hiện tượng xã hội). Phản ánh đạo trời vì sự vận hành của mặt trời, mặt trăng và quả đất thể hiện chu kỳ tuần hoàn quay vòng tròn.

Do đó khí hậu của tự nhiên sản sinh ra sự tăng trưởng và tiêu giảm của âm dương, tính tuần hoàn chu kỳ của ngày đêm, nóng lạnh. Phản ánh trong tượng vật là sự quay vòng : sinh, trưởng,tốt tươi, khô héo, chết. Phản ánh trong tượng người là động thái : sinh, trưởng, lớn mạnh, già, chết, lặp đi lặp lại. Cho nên nói tượng quẻ của "Kinh dịch" có thể được xem là hình ảnh thu nhỏ của mối quan hệ giữa ba tượng : trời, người, vật.

Bài viết khác